독한 감기(𝒄𝙖̉𝒎 𝒍𝙖̣𝒏𝙝 𝙣𝒂̣̆𝙣𝒈) 𝙡𝒂̀ 독감 (𝒄𝙖̉𝒎 𝒄𝙪́𝒎)?

Gần đây, hầu như ngày nào mình cũng thông dịch các trường hợp liên quan đến cảm cúm và cảm lạnh, đặc biệt nhiều nhất ở khoa nhi. Mình tìm thấy bài viết này khá hay trên website của bệnh viện đại học Inha, phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa bệnh cảm lạnh (감기) và cúm mùa (독감) nên mình quyết định lược dịch lại để chia sẻ với mọi người. Phần cuối bài mình có để đường link đến bài viết gốc bằng tiếng Hàn và note lại một số từ vựng, mọi người cùng học nhé.
 
 
 
 
독한 감기(𝒄𝙖̉𝒎 𝒍𝙖̣𝒏𝙝 𝙣𝒂̣̆𝙣𝒈) 𝙡𝒂̀ 독감 (𝒄𝙖̉𝒎 𝒄𝙪́𝒎)?
𝑩𝙚̣̂𝒏𝙝 𝙘𝒂̉𝙢 𝙡𝒂̣𝙣𝒉 (감기) 𝙠𝒉𝙖́𝒄 𝒗𝙤̛́𝒊 𝒃𝙚̣̂𝒏𝙝 𝙘𝒂̉𝙢 𝙘𝒖́𝙢 (독감)
Có ai vẫn nghĩ ‘cảm cúm’ (독감) là ‘cảm lạnh nặng’ (독한 감기) không?
Cảm lạnh và cúm là hai bệnh khác nhau. Tất nhiên, chúng ta dễ đánh đồng cảm lạnh với cảm cúm vì cảm lạnh có các triệu chứng chính như sổ mũi, ho và sốt trong khi cảm cúm cũng gây ra các triệu chứng tương tự nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có lý do rõ ràng để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm là các bệnh khác nhau.
👉 𝙑𝒊𝙧𝒖𝙨 𝙜𝒂̂𝙮 𝙗𝒆̣̂𝙣𝒉 𝒌𝙝𝒂́𝙘 𝙣𝒉𝙖𝒖
Cảm lạnh và cảm cúm có virus gây bệnh khác nhau. Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như mũi và cổ họng do virus rhinovirus, adenovirus và virus parainfluenza gây ra. Đến nay, hiện có khoảng 200 loại virus cảm lạnh được biết đến. Trái lại, bệnh cúm chỉ do một loại virus cúm duy nhất gây ra nhưng các triệu chứng của cảm cúm nghiêm trọng hơn cảm lạnh.
Virus cảm cúm được chia thành 3 loại là virus cúm A, virus cúm B, virus cúm C. Trong đó, virus cúm A, B được biết đến là chủng gây ra cảm cúm nghiêm trọng ở người. Đặc biệt, virus cúm A là chủng cần phải đề phòng nhiều nhất vì có tính truyền nhiễm mạnh, liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên, gây ra các biến chứng như viêm phổi,…
👉 𝙏𝒓𝙞𝒆̣̂𝙪 𝙘𝒉𝙪̛́𝒏𝙜, 𝒅𝙞𝒆̂̃𝙣 𝙗𝒊𝙚̂́𝒏, 𝙗𝒊𝙚̂́𝒏 𝒄𝙝𝒖̛́𝙣𝒈 𝒌𝙝𝒂́𝙘 𝙣𝒉𝙖𝒖
Các triệu chứng của cảm lạnh bắt đầu xuất hiện dần dần, và các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi thường kéo dài chậm trong 1 ~ 2 tuần, và có nhiều trường hợp tự khỏi sau đó bằng khả năng miễn dịch của cá nhân. Tuy nhiên, cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng gây tử vong nếu không được điều trị.
Khi mắc cảm cúm, ngoài các triệu chứng của cảm lạnh, có nhiều trường hợp còn có thêm các triệu chứng bệnh toàn thân như sốt cao, nhức đầu, đau cơ và viêm khớp… đi kèm. Nếu không được điều trị, các biến chứng như viêm phổi, hen suyễn… có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em, người già trên 65 tuổi và bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi mãn tính, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cẩn thận. Các thành viên gia đình và nhân viên chăm sóc sức khỏe tiếp xúc thường xuyên với những người này cũng nên chú ý đề phòng bệnh cúm.
👉𝙋𝒉𝙪̛𝒐̛𝙣𝒈 𝒑𝙝𝒂́𝙥 đ𝒊𝙚̂̀𝒖 𝒕𝙧𝒊̣ 𝒌𝙝𝒂́𝙘 𝙣𝒉𝙖𝒖
Đa số các trường hợp cảm lạnh sẽ tự khỏi sau khoảng hai tuần nghỉ ngơi đầy đủ. Vì thế, nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, nên uống nhiều nước, ăn ba bữa mỗi ngày đa dạng chất dưỡng và giữ ấm cơ thể để tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nên dùng thuốc thích hợp tùy theo triệu chứng. Nếu bị sốt hoặc đau đầu, hãy dùng thuốc chống viêm giảm đau hạ sốt; nếu bị đờm nhiều hoặc ho nặng, nên dùng thuốc long đờm.
Ngược lại, cảm cúm có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh và phải được điều trị bằng thuốc kháng virus vì khó khỏi nếu chỉ bằng khả năng miễn dịch tự nhiên. Đặc biệt, uống thuốc trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng mới đạt hiệu quả tốt nhất. Các loại thuốc kháng virus nổi tiếng bao gồm Tamiflu (dạng uống) và Peramiflu (dạng tiêm).
👉𝑪𝙖̉𝒎 𝒍𝙖̣𝒏𝙝 𝙫𝒂̀ 𝒄𝙖̉𝒎 𝒄𝙪́𝒎- 𝙠𝒉𝙤̂𝒏𝙜 𝙘𝒐́ 𝒗𝙖̀ 𝙘𝒐́ 𝒗𝙖̆́𝒄-𝒙𝙞𝒏
Không có vacxin phòng ngừa cảm lạnh vì nó có thể được khắc phục bằng khả năng miễn dịch của mỗi cá nhân, nhưng vacxin phòng ngừa cảm cúm đã được nghiên cứu và phát triển vì các triệu chứng của cảm cúm khá nghiêm trọng và có thể biến thành đại dịch.
Vắc-xin ngừa cảm cúm được chia thành vắc-xin ngừa 3 chủng virus và vắc-xin ngừa 4 chủng virus. Vắc-xin cúm phải mất khoảng hai tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi tiêm, vì vậy tốt nhất nên tiêm vào mùa thu (giữa tháng 9 ~ giữa tháng 11) trước khi dịch cúm chính thức bắt đầu.
Ngoài ra, để phòng tránh cảm lạnh và cúm trong cuộc sống, nên tuân thủ các quy định về sức khỏe như thực hiện tốt vệ sinh cá nhân (chẳn hạn như rửa tay sạch), tránh những nơi đông người, duy trì lối sinh hoạt đều đặn và tiêu thụ chất dinh dưỡng đồng đều, tập thể dục thường xuyên theo thể lực bản thân và tạo thói quen đeo khẩu trang.
👏 𝙏𝒖̛̀ 𝒗𝙪̛̣𝒏𝙜:
☑️감기: bệnh cảm, cảm lạnh
☑️독감 = 인플루엔자: bệnh cúm, cúm mùa, cảm cúm
☑️자연치유 = 자연적으로 낫다: tự khỏi
☑️증상을 일으키다: gây ra triệu chứng
☑️형태 변이: biến thể
☑️항바이러스제: thuốc kháng virus
☑️해열진통소염제: thuốc chống viêm giảm đau hạ sốt
☑️진해거담제: thuốc long đờm
☑️대유행 (팬데믹- pandemic): đại dịch
☑️유행 (에피데믹- epidemic): dịch
☑️예방접종: tiêm phòng
☑️위생관리 철저히 하다: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
☑️운동을 꾸준히 하다: tập thể dục thường xuyên
𝑵𝙜𝒐𝙖̀𝒊 𝒓𝙖, 𝒄𝙤́ 𝙩𝒉𝙚̂𝒎 𝒎𝙤̣̂𝒕 𝒔𝙤̂́ 𝙩𝒖̛̀ 𝒗𝙪̛̣𝒏𝙜 𝙡𝒊𝙚̂𝒏 𝒒𝙪𝒂𝙣 đ𝒆̂́𝙣 𝙘𝒉𝙪̉ đ𝒆̂̀ 𝒏𝙖̀𝒚 𝒎𝙞̀𝒏𝙝 𝙩𝒊̀𝙢 𝙩𝒉𝙖̂́𝒚 𝒐̛̉ 𝒄𝙖́𝒄 𝒃𝙖̀𝒊 𝒗𝙞𝒆̂́𝙩 𝙠𝒉𝙖́𝒄:
☑️ 신종플루: Cúm chủng mới  구종플루: Cúm chủng cũ
☑️ 전염병학자 (Epidemiologist) : nhà dịch tễ học
☑️ 질병 확산 (Disease spread): sự lây lan bệnh
☑️ 집단 발병(Outbreak): đợt bùng phát
☑️ 통제불능 (Out of control): mất kiểm soát ==> 미국의 신종 코로나바이러스 감염증(코로나19) 확산이 통제불능 수준으로 악화하고 있다.
☑️ 긴급 상황(Emerging situation): tình trạng khẩn cấp ==> 긴급 상황에 처하다: đối mặt với/ rơi vào tình trạng khẩn cấp

BLOG TIẾNG HÀN Y KHOA

Nơi chia sẻ kiến thức về tiếng Hàn y khoa^^.

Contact Me on Zalo
010-9377-3873